Skip to main content

Liệu đó có là một phép thử?

Có một đoạn trích trong truyện Hoàng Tử Bé như thế này: “Chính là cái thời gian cậu đã tiêu phí vì bông hồng của cậu, cái thời gian ấy nó làm cho bông hồng đó trở nên quan trọng đến như thế.”
hình bởi mình, câu trích dẫn trên là một trong những ý giúp mình ra quyết định nhanh hơn cho câu chuyện bên dưới đó nè
Trước khi quyết định nghỉ việc ở Navigos, mình từng công tác ở một bộ phận khác cùng công ty suốt một năm rưỡi và có lẽ cũng đã tạo dựng được chút ít hình ảnh riêng trong vai trò nhỏ tại đây. Vì phát sinh một số thay đổi trong định hướng, mình đề xuất lên cấp trên nguyện vọng thuyên chuyển sang vị trí mới. Khoảng thời gian đề xuất này không hề đơn giản, từ việc suy nghĩ, phân tích để tự thuyết phục bản thân cho đến việc trình bày suy nghĩ đấy để thuyết phục những người có thẩm quyền khác. Phỏng vấn nội bộ hết người này đến người kia, chia sẻ tầm nhìn và kế hoạch cá nhân; nhận về hàng loạt các câu hỏi, nhưng chủ đề của bài đăng này chỉ xoay quanh lời cam kết: nếu em có cơ hội chuyển sang vị trí mới, em có thể làm ít nhất bao lâu?

Theo quan điểm cá nhân, mình cho rằng việc gắn bó với một công việc không nên xác định (cách chủ quan) bằng bất cứ lượng thời gian nhất định nào. Lời cam kết về số năm số tháng đối với mình không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường dùng chữ tín như một công cụ để ràng buộc ứng viên, qua đó bảo vệ lợi ích của họ. Thế nên trong trường hợp không thể thoái thác việc cam kết này, hãy tính toán nhanh một khoảng thời gian mà theo đó, bạn đánh giá có thể bao gồm thật gọn ghẽ quá trình từ học hỏi tinh hoa đến tự thân tạo ra thành tựu. Thông thường, mình cho khoảng này là từ một đến một năm rưỡi, hoặc nhiều hơn tùy tính chất công việc. Hãy tinh tế lồng trước các con số đó vài câu nói thể hiện quan điểm theo cú pháp sau: Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, em không nghĩ việc cam kết về thời gian làm việc sẽ có tác dụng. Thay vào đó, em mong muốn được chia sẻ với anh/chị về mục tiêu nhiều hơn. Điều này có nghĩa, em đã vạch sẵn cho mình kế hoạch với các mốc thời gian cụ thể, nếu thực tế không đạt được tiến độ (một cách hợp lý), em sẽ xem xét lại, lúc đó đi hay ở không còn chỉ được đánh giá dựa trên phán đoán chủ quan, mà còn dựa trên "mức độ phù hợp thực" của em với công việc. Tuy nhiên, nếu anh, chị cảm thấy an tâm hơn khi em có thể cam kết về mặt thời gian, thì trước mắt, em kì vọng mình sẽ gắn bó với vị trí này khoảng một năm.

Đọc đến đây bạn có thấy chúng hết sức thuyết phục không? *Theo mình là có, trường hợp bạn khác quan điểm, mình rất vui nếu nhận được phản biện của bạn*

Ấy thế nhưng, mình vừa báo nghỉ việc sau khoảng ba tháng thay vì một năm như cam kết. Đương nhiên, nhà tuyển dụng quay ngược dòng lịch sử, chất vấn mình những câu kiểu như: "Khi em đề đạt mong muốn được chuyển bộ phận, em cam kết sẽ làm ít nhất một năm. Trong khi hiện tại, em lại nhanh chóng từ bỏ. Có phải em xem tất cả mọi thứ như là một phép thử không?"

Mình chưa bao giờ xem sự dấn thân của mình là một phép thử. Sau khi điểm qua một số chi tiết (thể hiện quan điểm) như ở trên, mình chia sẻ thêm, tư tưởng là nền tảng cho tất cả, thậm chí là nền tảng của hành động, rồi thì của kết quả. "Time is not gold, time is life" - bạn sẽ lãng phí rất nhiều nếu như xây dựng một nền tảng mông lung ngay từ đầu: thử - sai - thử tiếp. Ít nhất về khía cạnh ý chí hay tinh thần, mình luôn bắt đầu mọi thứ với sự chắc chắn rằng: mình sẽ hết mình vì nó. Nói một cách ví von, mình xem "chọn việc" vốn giống như việc "chọn bạn đời", bất kỳ sự tùy tiện nào cũng không được cho phép; thế nên, mình nghiêm túc cân nhắc mọi khía cạnh trước khi bắt đầu một công việc mới. Mình thường vạch ra ít nhất ba lý do tại sao chọn việc này và ghi chú cẩn thận xuống giấy. Các lý do ấy có vai trò đặc biệt quan trọng, chúng không chỉ cho bạn dũng khí để bắt đầu, mà còn là kim chỉ nam cho bạn trong suốt hành trình để bạn không lạc lối. Chúng đại diện cho những giá trị bạn theo đuổi về lâu dài, kiểu như bạn nhắm được vạch đích rồi, chắc chắn sẽ có thể tự mở lối mà đi. Mặt khác, liệu có hợp lý khi đo lường độ phù hợp bằng thời gian *dựa trên suy nghĩ chủ quan hoặc sự cam kết cho có*, thay vì đo bằng cảm nghiệm và hiệu quả thực tế? Công việc không đơn thuần là phương tiện kiếm sống, nó còn là tập hợp những gì mình có thể làm tốt mà thông qua đó đóng góp giá trị tích cực cho cộng đồng. Vậy nên, mình thường xuyên phải ngồi xuống để kiểm tra rằng, sau ngần ấy thời gian mình có đang ổn hay không, mọi thứ có đang diễn biến theo đúng định hướng hay không? Người ta thường hay nói: khi muốn bỏ cuộc hãy nhớ lấy lý do mà ta bắt đầu...chẳng phải sao. Thế là nhìn lại mọi thứ, so đo hiện tại với những những gì bản thân xác định lúc đầu. Sai thì sửa, không sửa được thì...từ bỏ để có thể chọn cái tốt hơn; song tuyệt nhiên, không có một phép thử nào ở đây ngoại trừ tinh thần dấn thân, hành động và điều chỉnh hành động một cách chín chắn. 

Mình hiểu mình muốn làm gì và đâu là giá trị mình theo đuổi. Để làm tốt một công việc, trước tiên cá nhân mỗi chúng ta cần phải thật rõ ràng với mình như thế. Đây là một trong những ý mình trả lời phỏng vấn khi được hỏi: Em nghĩ công việc này cần tố chất gì và em có thể đáp ứng nó như thế nào?

mình review lại 3 lý do bắt đầu, và thấy các lý do đều chưa được đáp ứng, nên mình quyết định rời đi

Comments

Popular posts from this blog

Nghỉ xả hơi

Khả năng tập trung của não bộ khi xử lý công việc hay tiếp thu bài học là có giới hạn. Trong The Essential 20: Twenty Components of an Excellent Health Care Team chỉ ra rằng, khoảng chú ý trung bình của con người là khoảng năm phút. Thông thường, người ta không thể duy trì sự chú ý vào một thứ quá hai mươi phút mỗi lần. Tuy nhiên, sau khi đánh mất sự tập trung vào một chủ đề, một người có thể khôi phục nó bằng cách nghỉ ngơi, thực hiện một loại hoạt động khác, thay đổi tiêu điểm suy nghĩ hoặc chủ động chọn tái chú ý vào chủ đề ban đầu. Vâng, đấy là lí do tại sao mình ghét cay ghét đắng những tiết học không có giờ giải lao. Bốn mươi lăm phút hay một giờ đồng hồ theo dõi bài học, hay tập trung giải quyết vấn đề một cách liên tục sẽ khiến các nơ-ron thần kinh của mình biểu tình inh ỏi. Mình bắt đầu thay đổi tư thế và từ chối việc tiếp thu thêm những thông tin từ bên ngoài, và đương nhiên, mình ngấy kiến thức và cảm thấy mệt mỏi cực kì. Ấy mới thấy tầm quan trọng của việc nghỉ xả hơi, nhỉ

thứ gì đó tích cực được đơm lên

Rời công ty lúc ánh sáng của ngày vẫn còn tươi, tự hỏi có ranh giới nào giữa ngày và đêm không, khi mà đèn điện đã giăng mắc khắp phố phường dù trời chưa kịp tối. Bầu trời tháng sáu cao và phân tầng dễ chịu, hay là do tâm trạng mình nhẹ nhõm cũng không chừng? Đi trong lòng những cơn gió đang cuồn cuộn mớ hơi nước mọng căng, rõ mồn một thức cảm thái mát từ da mát vô tới dạ, sảng khoái tinh thần. Phóng xa tầm nhìn sang phía bên kia cầu Calmette, vòi rồng đang đổ một dòng xám xịt xuống quận 10, hoặc khu nào quẩn quanh đó thôi. Mình chợt ước, con người ta cũng có thể xả lòng mình ra như cách vòi rồng tuôn mưa xuống, khi mà hơi nước đã đủ nặng rồi. Làm công việc liên quan nhiều đến sức khỏe tâm hồn, mình vẫn luôn cố gắng truyền tải tới khách hàng rằng, vấn đề không nằm ở việc người này có thể chịu căng thẳng tới đâu, mà là ở chỗ họ đối mặt với những căng thẳng ấy và giải quyết chúng bằng cách nào. Chúng ta không thể cầu mong cho cuộc sống mình toàn những điều tốt đẹp. Vốn dĩ không có sự tồ

Nên hay không, việc tin vào may mắn trên đời?

Mỗi tối bước chân về tới nhà, mình thầm biết ơn vì an toàn hạ cánh. Mỗi sáng nghe chuông báo thức, bật dậy, một tay cầm quyển sách, tay kia với kéo màn. Bầu không khí ướt mớ sương đêm, chưa kịp được nắng hong, phả nhẹ vào mặt. Thích thú. Thế là còn có cơ hội để say đắm cuộc đời. Có thể say đắm đó là chút khổ đau để khi vượt qua, mình mới nhận ra niềm hạnh phúc đích thực, càng mong hơn say đắm đó là những yêu thương ở quanh, là niềm vui nhỏ bé ngày thường tưởng chừng như đương nhiên mà thực ra lại vô giá. Bước chân ra đường bắt đầu một ngày mới, là bao nhiêu rủi ro đâu đó giăng mắc đầy. Một cú rơi thang máy, một vụ va quẹt giao thông...chẳng hạn. Cuộc đời vốn dĩ là cuốn phim kì bí mà tốc độ cảm nhận tình tiết bộ phim phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của người xem. Mình cũng vậy, sống nhanh hay sống chậm là lựa chọn của mỗi người. Thế nên là, những thay đổi bạn muốn làm để hướng cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, làm nó ngay đi. Bạn không thể làm chủ cuộc sống nhiều hơn những gì mà t