Skip to main content

Sự trở lại và cam kết tốt hơn mỗi ngày - từ Chamu

Xin chào,

Đã lâu không gặp. Hy vọng những độc giả của Tròn Xoay Viết vẫn mạnh khỏe & bình an trong mùa dịch này. Mình viết trở lại để đánh dấu cho một hành trình cam kết cải thiện bản thân.

Chuyện là, sau một thời gian nhìn nhận, mình thấy mình hiện tại - là kết quả của bản thân trong những ngày trước: tư duy sai và nỗ lực ảo.

#Mình muốn sướng.

Ai chả thích sướng. Nhưng nếu sướng thì sớm muộn sẽ khổ thôi. Tuổi trẻ là thời gian sức khỏe dẻo dai để dấn thân và xây dựng nền tảng. Chọn một công việc "ổn định" và mơ tưởng về những thành tựu của "ngày mai" thì thật chẳng biết khi nào có thể gánh được bản thân của những năm tháng già yếu - huống chi là gánh cả phần cha mẹ (một giai đoạn nào đó) và sinh con đẻ cái.

#Đánh đổi.

Trên đời này, cân bằng là một khái niệm tương đối, nhưng ở một góc cạnh nào đó, mình nghĩ tốt nhất nên bài trừ khái niệm này trong từ điển cá nhân. Làm gì có chuyện cân bằng khi bạn luôn muốn nhiều hơn, và tất nhiên phải trở nên nhiều hơn mỗi ngày?

Một ngày bạn có 24 tiếng, người khác cũng vậy. Qũy thời gian này cần được phân phối cho những hành động nhất định, thứ mà buộc bạn phải loại trừ một số những hành động khác (mà bạn luôn tham lam ghi chú trong to-do-list mỗi ngày). Nghĩa là, cùng một lúc, ta phải chọn, để làm tốt nhất có thể cái mà mình toàn tâm toàn ý đầu tư thời gian, sức khỏe và tâm trí vào...

Mình cá là, ai trong chúng ta cũng sẽ có những giây phút, cảm thấy muốn làm nhiều việc một lúc, đang làm chuyện này những lại đánh trống trong bụng về những ý tưởng khác - cũng hấp dẫn không kém và có thể thực hiện ngay. Kết quả là, để cho tâm trí đi dung dăng dung dẻ như vậy, sẽ làm hỏng "mọi việc". Cuối ngày, cảm giác thất bại sẽ xâm chiếm bạn. 

Thế thì đâu là giải pháp? 

One thing at a time. Một lúc làm một việc. Và nhớ, niệm thần chú để có một tư duy đúng đắn nhen. Khi nào bên trong đánh trống thì nhắm mắt - thở 30s để đưa nó vào trật tự.

chậm lại một chút

#Làm việc hiệu quả 

Chọn mục tiêu và đo lường kết quả theo thời gian.

Dạo này mình bị yếu đi khả năng giao tiếp, đặc biệt là ngoại ngữ. Nên mình lên danh sách những mục tiêu cần thực hiện trong năm 2021Q4 này. Một lúc mình đặt 03 mục tiêu thôi, cụ thể như bên dưới:

  • Tháng 10/2021, mình đã ra mắt thành công website cho Chamu - Multiway Dress From Linen. (Để người mua có thể trải nghiệm tốt hơn khi mua sắm các sản phẩm từ linen của mình. Và đương nhiên mình scale up dễ dàng hơn).
  • Tháng 1/2022, Chamu đã đạt doanh thu 8trVNĐ/ngày.
  • Tháng 12/2021, mình đã hoàn thành chỉ tiêu mỗi ngày một giờ để luyện tiếng Anh (trong đó, ngày thường mình nghe AJ Hoge và cuối tuần mình sẽ xem Master Class & chill với Netflix).

Mỗi ngày trước khi đi ngủ, mình chép 03 mục tiêu này vào sổ tay để huấn luyện tiềm thức về khát khao muốn thay đổi này. Nó hiệu quả đó, bạn thử nha!

Hẹn gặp lại ở cập nhật sau, trong bài đăng mới heng.





Comments

Popular posts from this blog

Nghỉ xả hơi

Khả năng tập trung của não bộ khi xử lý công việc hay tiếp thu bài học là có giới hạn. Trong The Essential 20: Twenty Components of an Excellent Health Care Team chỉ ra rằng, khoảng chú ý trung bình của con người là khoảng năm phút. Thông thường, người ta không thể duy trì sự chú ý vào một thứ quá hai mươi phút mỗi lần. Tuy nhiên, sau khi đánh mất sự tập trung vào một chủ đề, một người có thể khôi phục nó bằng cách nghỉ ngơi, thực hiện một loại hoạt động khác, thay đổi tiêu điểm suy nghĩ hoặc chủ động chọn tái chú ý vào chủ đề ban đầu. Vâng, đấy là lí do tại sao mình ghét cay ghét đắng những tiết học không có giờ giải lao. Bốn mươi lăm phút hay một giờ đồng hồ theo dõi bài học, hay tập trung giải quyết vấn đề một cách liên tục sẽ khiến các nơ-ron thần kinh của mình biểu tình inh ỏi. Mình bắt đầu thay đổi tư thế và từ chối việc tiếp thu thêm những thông tin từ bên ngoài, và đương nhiên, mình ngấy kiến thức và cảm thấy mệt mỏi cực kì. Ấy mới thấy tầm quan trọng của việc nghỉ xả hơi, nhỉ

thứ gì đó tích cực được đơm lên

Rời công ty lúc ánh sáng của ngày vẫn còn tươi, tự hỏi có ranh giới nào giữa ngày và đêm không, khi mà đèn điện đã giăng mắc khắp phố phường dù trời chưa kịp tối. Bầu trời tháng sáu cao và phân tầng dễ chịu, hay là do tâm trạng mình nhẹ nhõm cũng không chừng? Đi trong lòng những cơn gió đang cuồn cuộn mớ hơi nước mọng căng, rõ mồn một thức cảm thái mát từ da mát vô tới dạ, sảng khoái tinh thần. Phóng xa tầm nhìn sang phía bên kia cầu Calmette, vòi rồng đang đổ một dòng xám xịt xuống quận 10, hoặc khu nào quẩn quanh đó thôi. Mình chợt ước, con người ta cũng có thể xả lòng mình ra như cách vòi rồng tuôn mưa xuống, khi mà hơi nước đã đủ nặng rồi. Làm công việc liên quan nhiều đến sức khỏe tâm hồn, mình vẫn luôn cố gắng truyền tải tới khách hàng rằng, vấn đề không nằm ở việc người này có thể chịu căng thẳng tới đâu, mà là ở chỗ họ đối mặt với những căng thẳng ấy và giải quyết chúng bằng cách nào. Chúng ta không thể cầu mong cho cuộc sống mình toàn những điều tốt đẹp. Vốn dĩ không có sự tồ

Nên hay không, việc tin vào may mắn trên đời?

Mỗi tối bước chân về tới nhà, mình thầm biết ơn vì an toàn hạ cánh. Mỗi sáng nghe chuông báo thức, bật dậy, một tay cầm quyển sách, tay kia với kéo màn. Bầu không khí ướt mớ sương đêm, chưa kịp được nắng hong, phả nhẹ vào mặt. Thích thú. Thế là còn có cơ hội để say đắm cuộc đời. Có thể say đắm đó là chút khổ đau để khi vượt qua, mình mới nhận ra niềm hạnh phúc đích thực, càng mong hơn say đắm đó là những yêu thương ở quanh, là niềm vui nhỏ bé ngày thường tưởng chừng như đương nhiên mà thực ra lại vô giá. Bước chân ra đường bắt đầu một ngày mới, là bao nhiêu rủi ro đâu đó giăng mắc đầy. Một cú rơi thang máy, một vụ va quẹt giao thông...chẳng hạn. Cuộc đời vốn dĩ là cuốn phim kì bí mà tốc độ cảm nhận tình tiết bộ phim phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của người xem. Mình cũng vậy, sống nhanh hay sống chậm là lựa chọn của mỗi người. Thế nên là, những thay đổi bạn muốn làm để hướng cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, làm nó ngay đi. Bạn không thể làm chủ cuộc sống nhiều hơn những gì mà t