Skip to main content

Tròn xoay kể: Chuyện toàn dân ăn mừng chiến thắng

ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG

Khoảng 17 giờ chiều 23/01/2018, đội tuyển U23 Việt Nam vừa có màn thắng kỳ tích trước Qatar, xuất sắc giành một vé đi vào chung kết giải bóng đá Châu Á. Người Việt ăn mừng, mà ngộ nghĩnh thay, kiểu ăn mừng gọi là đi bão của từng lớp thanh niên tràn ngập phố phường, lại làm cho một bộ phận dân Việt khác cảm thấy ái ngại và ám ảnh. Họ sợ.

Ngồi trong quán nước từ sáng để sử dụng wifi, mình cũng không khỏi háo hức đón chờ diễn biến mới của trận đấu bán kết giữa nước nhà và đội bạn từng giây, từng giây một. Thế nhưng mà, thức âm thanh hô hoán bất chợt nổi lên (và không dứt) ở ngoài kia, đã mạnh mẽ thúc giục mình khăn gói ra về, trước khi quá trễ. Truyền hình trực tiếp trận đấu chắc còn tầm 15 phút mới hết sóng, ấy vậy nhưng, khắp đường phố, thanh niên, trung niên đua nhau reo hò. Người đứng dưới lề cởi áo, cầm cờ thi nhau phất và hét lên. Kẻ hành quân bằng xe, vừa lao vừa bóp còi inh ỏi. Kiểu ăn mừng mới đinh tai nhức óc và nguy hiểm làm sao.
Kết quả hình ảnh cho qatar

Người Việt lâu lắm rồi mới “sướng” một màn ra trò như vậy thì phải. Đúng, không thể phủ nhận niềm vui chiến thắng mới xúc động và lan tỏa dường bao. Hình ảnh các chàng trai chiến đấu cho đam mê, cho lý tưởng, cho tình yêu, cho niềm tự hào dân tộc; và hơn khi nào hết, những chiến đấu ấy đã mang lại hoa quả ngọt ngào, thật là vĩ đại và tuyệt vời! Trái tim bạn có thể nhảy ra khỏi lồng ngực, nước mắt cũng trào ra vì hạnh phúc, giọng cũng đã tắt đi vì những pha hét bung banh nhà cửa. Bạn vui chung niềm vui to bự ấy, nhưng niềm vui cũng nên có chừng mực.

Cách ăn mừng chiến thắng như thế này, có khác gì bạo động không?
Không hiểu sao, mình bất an nhiều hơn là vui mừng. Vừa chạy mưa, vừa chạy làn người sẵn sàng ùa ra đường bất cứ lúc nào, mình luống cuồng mà trong lòng thì khẩn khoản: Lạy trời, cho con về đến nhà bình an, mặc dầu đoạn đường từ quán về nhà chỉ hơn 1,5 cây số.
Có thực những con người đi bão đang vui mừng đến mức ấy? Không phải là họ đang cố tỏ ra kịch tính và cường điệu hóa cảm xúc thật lúc này, đúng không?

Nguyên nhân nào tạo ra làn sóng ảnh hưởng mạnh như vậy?
Quay lại một chút trước màn diễu hành bầy đàn và hoang dã, ngày nay, dự báo thời tiết không cần thiết để xem nữa, vì đã có mạng xã hội thay thế rồi. Mùa mưa, chỉ cần lướt facebook là bạn đã có thể nắm bắt được ngay Gò Vấp đang lâm râm, Bình Thạnh đang ngập, Tân Bình có sấm sét. 
Bóng đá lần này cũng vậy, những tín đồ môn thể thao vua chợt làm sóng gió trên newsfeed... rồi tràn ra lẫn ngoài đời. Họ yêu bóng đá và đánh cược sẽ cởi bỏ quần áo, sẽ cạo đầu, sẽ đốt nhà để ăn mừng. Họ phải chăng là những thanh niên chơi nổi? Những tác động tiêu cực của mạng xã hội có lẽ đã thắng và thắng còn to hơn là đội tuyển Việt Nam vừa thắng Qatar. Người ta nhìn cách nhau hành động qua báo mạng, rồi thấy vui, bèn nhập bè nhập bọn cùng càn quét. Đường phố kẹt cứng ngắc, người dân kẻ cười người mếu: -Lũ quỷ, banh với chả bóng. Chả biết tối nay có đi bán được hay không?, cô hàng cơm đêm lắc đầu ngán ngẩm.
Bây giờ là 21 giờ tối, ngồi trong nhà gõ những dòng chữ này, mình vẫn nghe rõ mồn một những cơn sóng gào thét, những màn rồ ga ầm ĩ, còi hơi bóp loạn xạ kéo dài. Hẳn ngoài đấy, công an giao thông đã tắt ngúm mất niềm hào hứng chiến thắng hay chưa?

Bản thân ngoài cảm giác tiêu cực về hiện tượng “đi bão” của giới trẻ, còn cảm thấy gì nữa không?
Thực ra mà nói, ngoài sự bất đồng với màn ăn mừng thái quá ngoài kia, mình còn có một chút buồn. Đây là lần thứ hai mình chứng kiến người trẻ sống chết vì đam mê, thấy họ khóc khi chiến thắng bản thân và làm nên kỳ tích (sau lần đầu, ở sân khấu kịch, khi xem trọn vẹn vở kịch Đời đá vàng, do các bạn trạc tuổi ở trường đại học thực hiện). Mình lại cảm thấy mặc cảm về bản thân. Cùng thế hệ với họ, đến nay mình đã làm được gì? Thế là ngồi lọc cọc viết những dòng này, hy vọng sẽ giữ được lời hứa, rằng trong năm nay sẽ hoàn thành bản thảo cho quyển sách đầu tiên.

Mà thôi, chắc tại mình già...











Comments

  1. Vừa về tới nhà đây. Chung cảm xúc. Mà em có cảm xúc đó thì già thật rồi. Sống tới chừng này tuổi đây là lần đầu tiên được thấy đường phố ngập tràn cờ nước. Còn nhiều hơn ngày chiến thắng thống nhất đất nước. Người người đổ nhau ra đường bất chấp luật lệ. Còn ngang nhiên chắn ngang đường không cho xe cộ lưu thông, làm ách tắc giao thông. Thế là đi quốc lộ và rồi đoạn đường quốc lộ có 2 cây số mà tim thòng xuống tới gót chân. Hay già lắm rồi em ơi

    ReplyDelete

Post a Comment